08:30 – Tin Covid – 19 – Đâu Là Sự Thật Của Việc Giãn Cách 15 Tại TP.HCM?

(PLO)- Dịch bệnh tại TP.HCM đang trong tầm kiểm soát và chững lại; các biện pháp chống dịch tiếp tục được thực hiện quyết liệt.
Mời quý khách xem thêm: đăng ký các gói cước 4g vina
Sáng 7-6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP. Cuộc họp này nhằm đánh giá sau một tuần TP thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15+ trên toàn địa bàn và Chỉ thị 16 tại một số nơi.
Gò Vấp: Ban đầu lúng túng, sau chuyển biến tốt
Sau một tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết khi quận bắt đầu thực hiện chủ trương này có sự lúng túng dẫn đến xảy ra việc ùn tắc giao thông.
Sau khi điều chỉnh phương án, phối hợp với các địa phương lân cận để kiểm soát, tình hình giao thông đến nay đã ổn định và thông thoáng. Người dân trên địa bàn quận đã nghiêm túc chấp hành, hạn chế thấp nhất việc ra đường. Nhiều cơ sở dịch vụ không thiết yếu đã ngừng hoạt động; các cơ sở sản xuất thiết yếu đảm bảo. Bảy siêu thị, bảy chợ và trên 200 cửa hàng tiện lợi vẫn hoạt động bình thường.
Từ đó, ông Dũng cho rằng mặc dù số ca nhiễm trên địa bàn quận vẫn tăng nhưng đều nằm trong khu vực khoanh vùng, cách ly và chưa phát hiện thêm ca nhiễm trong cộng đồng. “Nếu cứ tiếp tục theo đà này thì khả năng phòng chống dịch ở Gò Vấp có chuyển biến tốt” – ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng khi quyết định giãn cách xã hội, TP đã cân nhắc, suy nghĩ rất nhiều và chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo ông Phong, quyết định giãn cách xã hội trên toàn TP.HCM đã có tác dụng thực sự, từ đó làm cho nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng xuống thấp nhất.
Trong thời gian tới, người đứng đầu chính quyền TP.HCM yêu cầu duy trì các biện pháp tại Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16, xử phạt nghiêm trường hợp không khai báo trung thực. Các công sở phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, không tiếp khách, chú ý đối tượng tham gia  họp.
p3-chu-tich-nguyen-thanh-phong-2_phed
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại cuộc họp.
Ảnh: TTBC

Không cứng nhắc, cũng không chủ quan

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đề nghị các cấp chính quyền TP.HCM cần tăng cường trong công tác điều tra, truy vết, giám sát, tầm soát chặt chẽ tới từng người, từng trường hợp cụ thể và động viên người dân khai báo y tế chính xác bởi dịch vẫn còn tiềm ẩn ngoài cộng đồng.
Về quyết định cách ly y tế, ông Nên đề nghị cần làm một cách thận trọng, hết sức lưu ý đến khía cạnh ảnh hưởng đến người dân khi không cần thiết. Bởi theo ông, vừa qua một số tỉnh lân cận có quyết định không phù hợp lắm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. “Rất may mắn là những địa phương này, ví dụ như Đồng Nai, đã chấn chỉnh kịp thời” – ông Nên nói.
Về hoạt động sản xuất, kinh doanh, bí thư Thành ủy cho rằng trong thực hiện mục tiêu kép phải đặt an toàn lên trên hết nhưng khi kiểm soát được dịch thì phải nới rộng. “Chúng ta đừng quá cứng nhắc nhưng không chủ quan, mau chóng cho hoạt động sản xuất trở lại. Chống dịch nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đến mức không cần thiết, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn luôn duy trì” – ông Nên nói.
Đặc biệt, dịch đã lây lan đến các khu công nghiệp, khu chế xuất, vì thế bí thư Thành ủy đề nghị các doanh nghiệp phải bổ sung phương án kế hoạch sản xuất an toàn. “Cần đặc biệt quan tâm vì môi trường này lây nhiễm rất nhanh. Đây là mối lo mà nếu không có giải pháp kịp thời và hữu hiệu thì khu vực này sẽ làm TP khó khăn” – ông Nên nói.
Ngoài ra, đề cập đến các khu cách ly, bí thư Thành ủy nhận định nhiều cơ sở cách ly sắp hết chỗ, hiện đã trên dưới 70%-80%. Ông đề nghị phải tăng cường phương án dự phòng, tính toán hình thức cách ly phù hợp nhằm tránh lây chéo.

Xem thêm: cách đăng ký 4g mạng vina theo tháng

Nếu suôn sẻ, quý III sẽ có vaccine nội
Liên quan đến vấn đề tiêm vaccine, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khẳng định TP.HCM đang chủ động xúc tiến, tiếp cận mua vaccine phòng dịch COVID-19 để trong thời gian nhanh nhất có số lượng vaccine cao nhất tiêm cho toàn dân.
Ông cũng thông báo một tin vui là hiện nay vaccine Việt Nam sản xuất tại TP.HCM (vaccine Nano Covax của Công ty Nano gen – PV) đang thử nghiệm bước ba. “Nếu mọi việc suôn sẻ, trong quý III sẽ có nguồn vaccine nội sản xuất” – ông Nên nói và cho biết theo báo cáo, chất lượng không thua kém các nguồn khác.
Huy động tổng lực ngành y tế để xét nghiệm
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết về tổng thể, dịch bệnh tại TP đang trong tầm kiểm soát và chững lại. Tuy nhiên, dịch ở TP lưu hành cả hai chủng virus Anh và Ấn Độ với tốc độ lây lan nhanh, lại trải qua 4-5 chu kỳ nên cần phải truy vết, chống dịch mạnh mẽ hơn nữa. “Không nên vì số ca nhiễm chững lại mà giảm các biện pháp chống dịch. Chúng ta phải tận dụng 15 ngày giãn cách để chặn đứng và đẩy lùi dịch bệnh” – ông Phong nói.
Từ đó, ông đề nghị các sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, các địa phương liên quan cần trao đổi qua lại để thống nhất áp dụng các biện pháp, kể cả vận chuyển hành khách, công nhân, hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. Trên tinh thần đảm bảo kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hoặc làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thực hiện cách ly y tế đúng đối tượng quy định với người đến từ vùng dịch.
Về một số giải pháp cụ thể, ông Phong đề nghị các quận lập chốt giám sát y tế tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối; tăng cường kiểm tra giám sát, huy động nguồn lực tại phường, xã, thị trấn để phục vụ các chốt, khu cách ly. Cùng đó là huy động tổng lực ngành y tế tham gia xét nghiệm, không để tồn mẫu xét nghiệm của trường hợp F1 và lấy mẫu xét nghiệm trong 8 giờ kể từ khi phát hiện.
Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, ông Phong đề nghị cần lên phương án vừa cách ly, vừa sản xuất an toàn trong tình huống có ca lây nhiễm. Các doanh nghiệp lớn cần điều chỉnh giờ làm việc, bố trí giờ ăn hợp lý để tránh tập trung đông người. Ngoài ra, các đơn vị cần nắm và cung cấp thông tin đầy đủ về danh sách công nhân với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại để phục vụ công tác phòng dịch. Ông đặc biệt lưu ý quận Bình Tân cần kiểm tra Công ty PouYuen và một số doanh nghiệp có quy mô lớn.
Về hoạt động tôn giáo, ông Phong yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước với các điểm, nhóm tôn giáo, nhất là 145 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo do phường, xã quản lý.
Giãn cách là quyết định đúng và kịp thời
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đánh giá quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM là đúng đắn và kịp thời. “Nếu chúng ta không giãn cách xã hội thì đến thời điểm này không biết chuyện gì sẽ xảy ra” – ông Nên nói.
Theo ông Nên, TP.HCM đã triển khai nghiêm túc, trách nhiệm cao, đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về giãn cách xã hội. Từng địa phương, đơn vị trên địa bàn TP đều có phương án chủ động, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ. Cộng đồng người dân, tổ chức tôn giáo, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đều ủng hộ, chia sẻ và tham gia với trách nhiệm cao nhất.
Từ đó đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan của dịch trên địa bàn. Cụ thể, số lượng các ca bệnh đã có xu hướng giảm dần, cơ bản đã kiểm soát được các nguồn lây lan ra cộng đồng. Các ca nhiễm mới được phát hiện hầu hết là F1 đã cách ly, quản lý từ trước.
Tuy nhiên, ông thừa nhận thời gian qua, có nơi, có việc, có lúc còn bị lúng túng do chưa lường hết được khó khăn xảy ra khi thực hiện quyết định cách ly một quận hay một phường trong TP.HCM. Trước đây, thực hiện chỉ thị rộng, toàn TP thì dễ hơn.

Xem thêm: đăng ký gói 4g vina ngày

“Chúng ta có lúng túng và làm ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt, ách tắc cuộc sống của người dân. Chúng ta phải nhận ra để chuẩn bị sau này rút kinh nghiệm” – ông Nên nói và ghi nhận cán bộ, lãnh đạo quận Gò Vấp, quận 12 cùng nhân dân đã khắc phục vướng mắc, vượt qua khó khăn và đến giờ này, giải quyết mọi chuyện khá ổn.
Nguồn: plo.vn